Sàn giao dịch bất động sản

Xuân Lộc Thọ

27 Nguyễn Công Trứ - Đồng Nhân - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tên đăng nhập

Mật khẩu

Thống kê truy cập

Số người đã truy cập:  1562
Số người Online:  2942

Chung cư Rainbow: Tranh chấp 2% phí bảo trì nóng lên từng ngày

Thứ sáu 20-11-2015 12:27 Lý do BIC đưa ra cho việc không bàn giao lại tiền phí bảo trì tòa nhà là BIC không tin tưởng vào các thành viên của Ban quản trị và lo ngại số tiền trên sẽ bị Ban quản trị chiếm dụng. Tóm tắt - Ban Quản trị tòa nhà Rainbow và BIC đã không đi đến thống nhất về việc trả lại phí bảo trì 2%. Việc này dẫn đến, ngày 13/11/2015, BIC đã có thông báo sẽ trả lại phí bảo trì 2%

 Ban Quản trị tòa nhà chung cư Rainbow (phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) gửi đơn đến các cơ quan báo chí phản ánh về việc chủ đầu tư toà mập mờ trong việc giải quyết quyền sở hữu quỹ bảo trì chung cư.

Ngày 13/11, trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Bùi Thành Hưng - Trưởng Ban Quản trị tòa nhà Rainbow cho biết tòa nhà được đưa vào hoạt động từ năm 2012, đến tháng 9/2014 thì Ban Quản trị tòa nhà được thành lập. Việc thành lập ban quản trị tòa nhà đã được chính quyền sở tại công nhận. Tuy nhiên, sau khi Ban quản trị được thành lập, chủ đầu tư lại không chấp nhận bàn giao số tiền bảo trì (2%) cho ban quản trị.


Ông Bùi Thành Hưng - Trưởng ban quản trị tòa nhà Rainbow

Ông Bùi Thành Hưng - Trưởng ban quản trị tòa nhà Rainbow

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chiều ngày 16/11 ông Lục Minh Hoàn, Phó TGĐ Công ty cổ phần Bic Việt Nam cho biết: "Hiện Công ty cổ phần BIC Việt Nam đang quản lý kinh phí bảo trì 2% tại tòa nhà Rainbow Văn Quán với tổng số tiền là: 8,19 tỷ đồng, tiền lãi đến 16/11/2015 là 128 triệu đồng tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Linh Đàm".

Lý do ông Hoàn đưa ra cho việc BIC không bàn giao lại tiền phí bảo trì tòa nhà là BIC không tin tưởng vào các thành viên của Ban quản trị và BIC lo ngại số tiền trên sẽ bị Ban quản trị chiếm dụng.

"Ban quản trị nhà chung cư Rainbow Văn Quán được thành lập ngày 16/09/2014 do ông Bùi Thành Hưng làm Trưởng ban không có hộ khẩu thường trú tại quận Hà Đông nói chung và tòa nhà Rainbow Văn Quán nói riêng gây mất an toàn nếu bàn giao Quỹ Bảo trì. Bên cạnh đó, đa số các thành viên Ban quản trị nhà chung cư Rainbow Văn Quán không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư. Cùng với đó, thực trạng Ban quản trị chiếm dụng tiền bảo trì đã xảy ra tại một số Toà nhà tại Hà nội và TP.HCM. Vì vậy, BIC không thể yên tâm khi giao toàn bộ phí bảo trì cho Ban quản trị", ông Hoàn cho biết.

Trước tình trạng BIC kiên quyết không giao lại phí bảo trì, ông Hưng cho biết Ban quản trị đã nhiều lần gửi văn bản đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết vấn đề phí bảo trì 2% tại tòa nhà Rainbow. Ngày 23/7/2015, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 8280 yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao phí bảo trì bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi cho Ban quản trị tòa nhà.

"Tuy nhiên, đã 4 tháng kể từ thời điểm cơ quan chức năng có văn bản chỉ đạo nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình không hợp tác, không giải quyết theo văn bản kể trên", ông Hưng nhấn mạnh.

Ông Hưng cho biết, sau nhiều lần bị thành phố nhắc nhở phải bàn giao quỹ bảo trì chung cư, đến ngày 13/11 chủ đầu tư đã gửi văn bản đến Ban quản trị về việc BIC sẽ trả tiền phí bảo trì căn hộ cho từng căn hộ. "Đây là hành động trái với Luật pháp, cụ thể trái với Điều 109 Luật nhà ở 2014 có hiệu lực từ 1/7/2014".

"Điều 109 Luật nhà ở quy định, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ", ông Hưng nhấn mạnh.


Ông Lục Minh Hoàn, Phó TGĐ Bic Việt Nam

Ông Lục Minh Hoàn, Phó TGĐ Bic Việt Nam

Trả lời chúng tôi về việc BIC trả lại phí bảo trì cho từng hộ dân liệu có trái luật, ông Hoàn khẳng định: "Do không thể tìm được tiếng nói chung nên cực chẳng đã chúng tôi mới phải làm như vậy. Chúng tôi bán nhà thu hộ người dân 2% phí bảo trì. Giờ chúng tôi trả lại cho họ tiền của họ thì không có gì là sai cả".

Được biết, ngày 16/11 trong ngày đầu tiên trả lại tiền phí bảo trì của cư dân đã có hơn 20 hộ dân xuống nhận. Ông V một cư dân đi nhận tiền phí bảo trì do BIC Trả lại lo lắng cho biết: “Thực sự chúng tôi không muốn nhận lại số tiền bảo trì này, đây là số tiền dùng để bảo trì tòa nhà khi có sự cố xảy ra. Nếu Bic không giữ cho cư dân thì đây quả thật là một điều lo lắng cho cư dân”.

Thanh Ngà

Theo Trí thức trẻ

Tin tức khác :

 •   Khu nhà ở Viha Leciva chú trọng tiêu chí an toàn

 •   Căn hộ cao cấp Viha Leciva: Lựa chọn khi thị trường nội đô "khát" nguồn cung

 •   Lộ diện căn hộ hứa hẹn mang đến cuộc sống hoàn hảo tại trung tâm Thủ đô

 •   Sở hữu Viha Leciva - Biểu tượng mới của cư dân "ở sành sống sang"

 •   Viha Leciva 107 Nguyễn Tuân - chuẩn mực mới cho “một căn hộ cao cấp”

 •   Tập đoàn Xuân Lộc Thọ ra mắt Dự án căn hộ cao cấp Viha Leciva Nguyễn Tuân

 •   KÝ KẾT ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC PHÂN PHỐI DỰ ÁN VIHA COMPLEX 107 NGUYỄN TUÂN

 •   Viha Complex 107 Nguyễn Tuân - Hút khách bởi chất lượng căn hộ

 •   Hà Nội: 7 dự án đủ điều kiện được kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

 •   Mối quan tâm đến bất động sản đang phục hồi trở lại

 •   Đất nền được tìm kiếm nhiều nhất chợ địa ốc trực tuyến

 •   Khởi động xây dựng đường vành đai 3,5 và một số tuyến đường khác chạy qua Hoài Đức và Hà Đông

 •   Vì sao đất nền Đà Nẵng lên "cơn sốt" trong 3 tháng qua?

 •   Đà Nẵng thuê Singapore làm lại quy hoạch tổng thể

 •   Đây là lý do cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

 •   BĐS quận Cầu Giấy hút nhà đầu tư Hàn Quốc

 •   Chuyên gia bình chọn 10 sự kiện bất động sản tiêu biểu năm 2018

 •   Bốn cách đầu tư bất động sản hiệu quả khi thị trường giảm tốc

 •   Nên chọn mua căn hộ đầy đủ nội thất hay căn hộ giao thô?

 •   5 yếu tố kinh tế thuận lợi có thể “kích” thị trường BĐS cuối năm

 •   Nam Hà Nội tiếp tục là “đất diễn” cho phân khúc chung cư tầm trung

 •   Hà Nội thúc giục thu hồi ngay 8 dự án “ôm chậm” hơn 19ha đất

 •   1 tỷ đồng người Hà Nội có thể mua đất xây nhà ở đâu?

 •   Còn nhiều yếu tố nâng đỡ, chưa thể xảy ra "bong bóng" bất động sản

 •   Hàng loạt thương vụ lớn trên thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

 •   Dự án Khu đô thị mới Đại Kim 'tái xuất'

 •   Căn hộ Officetel đang thịnh hành thị trường bất động sản Hà Nội

 •   BĐS quý 2: Căn hộ chung cư chững lại, biệt thự liền kề đắt hàng

 •   Dự Án Center Point 110 Cầu Giấy , nơi đáng để đầu tư.

 •   Dự án mở rộng đường Vũ Trọng Phụng: Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, sớm về đích

 •   Chuyên gia: Không nước nào hạn chế xây cao ốc

 •   5 tháng đầu năm, ngành địa ốc Việt tiếp tục hút vốn FDI

 •   Bộ Xây dựng: 168.000 căn nhà xã hội chậm tiến độ do thiếu vốn

 •   Các thành phố lớn thu được bao nhiêu từ đất?

 •   Xu hướng sở hữu biệt thự ven đô của giới nhà giàu Hà Nội

 •   Bình quân có hơn 500 công ty địa ốc ra đời mỗi tháng

 •   Giá đất tăng nhưng chưa tạo nguy cơ bong bóng

 •   Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông đổi tên 'trạm thu giá' BOT

 •   Giới nhà giàu đang “đổ tiền” vào đâu? Chia sẻ

 •   Ngừng gói 30.000 tỷ đồng, hàng trăm dự án nhà ở xã hội ngắc ngoải, “đắp chiếu”

 •   Nguyên tắc khi đầu tư Condotel

 •   Bộ Xây dựng đề nghị cấp thêm 3.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

 •   Tập trung đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô

 •   Sốt đất do dịch chuyển kênh đầu tư mạnh nhất 10 năm

 •   Nhu cầu về căn hộ chung cư tăng cao

 •   Hà Nội GPMB đoạn Vĩnh Tuy- Mai Động đền bù cao nhất 83 triệu đồng

 •   Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề

 •   Đại gia thâu tóm khách sạn Kim liên

 •   Chuyên gia nói sao về xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam 2016?

 •   Chu kỳ bong bóng BĐS tiếp theo tại Việt Nam đang xuất hiện?

 •   Nhà đầu tư BĐS đang bỏ rơi phân khúc bình dân

 •   Mới giải ngân được 45% của gói 30.000 tỉ đồng

 •   Bất động sản công nghiệp đang “nóng” lên cùng TPP và AEC

 •   Nghiêm cấm doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác về thị trường BĐS

 •   Hàng loạt chính sách BĐS quan trọng có hiệu lực từ tháng 12

 •   Ban hành Nghị định xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản

 •   Những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/12/2015

 •   “Cuộc chơi” bất ngờ của người Nhật trên thị trường địa ốc

 •   Biệt thự, nhà liền kề nội đô sắp ra mắt liệu có được săn đón?

 •   Có cần thêm một nghị quyết về hỗ trợ nhà ở cho giới trẻ?

 •   Theo dấu dòng tiền bất động sản

 •   Dòng tiền nào đang chảy vào thị trường BĐS cuối năm

 •   Nam Từ Liêm sắp có Thành phố Công nghệ xanh rộng gần 58 ha

 •   Hà Nội xây khách sạn 5 sao tại đất vàng 146 Giảng Võ

 •   Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị S2, Trục Hồ Tây - Ba Vì

 •   Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S2

 •   Hà Nội chuyển hàng loạt chung cư thành biệt thự tại Khu nhà ở Văn La

 •   Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP

 •   Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về PPP

 •   Hình thức đối tác công tư PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu

 •   Nghị định PPP: Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án

 •   Tại sao dòng chảy vốn tư nhân sẽ tăng mạnh vào lĩnh vực giao thông?

 •   Vị trí và sự tác động đến giá trị bất động sản

 •   Hai bộ trưởng ngược quan điểm về thị trường bất động sản

 •   Thị trường bất động sản Hà Nội quý IV/2015: Sẵn căn hộ, bớt lo đầu cơ

 •   Tranh cãi chuyện "bong bóng bất động sản"

 •   Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Xuân Phương

 •   Có đáng lo “bong bóng” tín dụng bất động sản?

 •   Tín dụng bất động sản tăng 70% so với năm 2012: Thận trọng với rủi ro, “bong bóng”

 •   Có thể cưỡng chế ngay chủ đầu tư chây ỳ bàn giao Quỹ bảo trì chung cư!

 •   Không có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho bất động sản

 •   8 nước ASEAN đã rót 20 tỷ USD vào bất động sản Việt Nam

 •   TPHCM: Giải pháp nào cứu 502 dự án đắp chiếu được sớm triển khai?

 •   Khiếu kiện về đất, sổ đỏ kéo dài

 •   Không phải địa ốc Hà Nội hay Sài Gòn-Đây mới là thứ “ông lớn” BĐS đang thèm

 •   Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tòa nhà trên 45 tầng cần có tư vấn nước ngoài thẩm định

 •   Tranh cãi về việc chủ đầu tư tự trả phí bảo trì cho cư dân

 •   Vì sao giới trẻ thích căn hộ cao cấp?

 •   Hà Nội duyệt mức giá bồi thường hàng loạt khu vực tại Gia Lâm

 •   Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thị trường BĐS đang diễn biến hết sức phức tạp

 •   Xu hướng bất động sản 2015 từ góc nhìn chuyên gia

 •   Bất động sản cao cấp nội đô được khách mua săn đón

 •   BĐS nghỉ dưỡng phía Bắc"dàn quân" về các thị trường ngách

 •   Mở rộng phố Nguyễn Đình Chiểu, giá bồi thường cao nhất 107 triệu đồng/m2

 •   Chung cư Rainbow: Tranh chấp 2% phí bảo trì nóng lên từng ngày

 •   Ai đang “thổi giá”căn hộ?

 •   Công bố quy hoạch KĐT Đông Nam đường Trần Duy Hưng của Vingroup

 •   Không phải địa ốc Hà Nội hay Sài Gòn-Đây mới là thứ “ông lớn” BĐS đang thèm